Đề thi thử 2020: Đề thi thử môn Ngữ văn có đáp án
Bài viết này chúng tôi xin giới thiệu mẫu đề thi thử THPT Quốc gia năm 2020 môn Văn do Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đưa ra. Chúng ta hãy cùng theo dõi, tham khảo và cùng nhau làm thử để xem khả năng của mình đến đâu nhé!
Nội dung đề thi
Đọc hiểu
Đọc đoạn trích
Thế nào là anh hùng? Theo tôi, anh hùng là người can đảm cống hiến trong mọi hoàn cảnh dù là khó khăn nhất; là một cá nhân hành động không vị kỉ và luôn đòi hỏi bản thân mình phải tốt hơn so với mức kì vọng của mọi người, là người xem thường nghịch cảnh để kiên quyết thực hiện điều mình tin tưởng mà không hề sợ hãi. Anh hùng là người muốn cống hiến, sẵn sàng trở thành hình mẫu và sống thật với niềm tin xác quyết của mình. Anh hùng luôn xây dựng chiến lược để đảm bảo đạt được kết quả và theo đuổi đến khi thành quả mong muốn trở thành hiện thực; họ sẵn sàng thay đổi phương pháp nếu cần thiết và hiểu tầm quan trọng của những hành động nhỏ. Anh hùng không phải là mẫu người “hoàn hảo” vì chẳng có ai hoàn hảo. Chúng ta đều mắc sai lầm, nhưng điều đó không phủ nhận những cống hiến của chúng ta trong đời.
(Trích Đánh thức con người phi thường trong bạn – Anthony Robbins,
NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2019, tr. 397 – 398)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Trong đoạn trích, tác giả cho rằng anh hùng là người có thái độ như thế nào trước khó khăn, nghịch cảnh?
Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về câu: Anh hùng không phải là mẫu người “hoàn hảo” vì chẳng có ai hoàn hảo?
Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với quan niệm: Chúng ta đều mắc sai lầm nhưng điều đó không phủ nhận những cống hiến của chúng ta trong đời? Vì sao?
- Làm văn (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về những hành động nhỏ làm nên người anh hùng giữa đời thường.
Câu 2 (5.0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Mị trong đêm mùa xuân ở Hồng Ngài (Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài).
—— HẾT —–
Phần đáp án đề thi thử môn văn
- Đọc hiểu
Câu 1. Phương thức biểu đạt: Nghị luận
Câu 2. Anh hùng là người có thái độ ntn trước khó khăn nghịch cảnh:
- Theo tác giả thì anh hùng là người can đảm, cống hiến, không kì vị, đống thời là người luôn đòi hỏi bản thân phải tốt hơn so với mức kì vọng của mọi người trong hoàn cảnh dù là khó khăn nhất.
- Khiên quyết chiến đấu không sợ hãi, xem thường nghịch cảnh.
- Muốn cống hiến, sẵn sàng trở thành hình mẫu lý tưởng, sống thật với niềm tin.
Câu 3. Anh hùng không phải là mẫu người “hoàn hảo” vì chẳng có ai hoàn hảo.
Câu này có thể hiểu như sau:
- Mỗi người có một suy nghĩ, có một góc nhìn khác nhau không ai giống ai thế nên đôi khi anh hùng trong mặt họ chiến đấu chưa chắc là điều họ mong muốn. Thế nên đối với mọi người anh hùng chưa chắc là mẫu người hoàn hảo.
- Quan điểm cá nhân: Anh hùng suy cho cùng cũng là con người. Mà đã là con người thì không ai hoàn hảo hoàn toàn. Họ chỉ làm và thể hiện sự hoàn hảo nhất của bản thân mà thôi.
Câu 4. Chúng ta đều mắc sai lầm, nhưng điều đó không phủ nhận những cống hiến của chúng ra trong đời.
Thể hiện quan điểm đồng ý với quan điểm này.
Con người không ai tránh được sai lầm. Sai lầm là gì? Đó là những lúc bản thân ta thực hiện công việc đó chúng ta chưa kịp nhận ra sai lầm, nhưng đến một lúc nào đó thì nhìn lại ta mới nhận ra đó không phù hợp, đó là sai lầm.
Những chỉ cần bạn thực sự cố gắng thì mọi sai lầm sẽ được giải quyết, biết cố gắng, sửa chữa, thì sai lầm đó không thể phủ nhận những cống hiến của chúng ta đã có.
Cho dù bạn cống hiến rất nhiều điều tốt đẹp, nhưng chỉ vì một sai lầm mà làm ảnh hưởng đến cuộc đời thì quá bất công.
Lưu ý: Đối với dạng bài này người viết có thể thể hiện quan điểm của bản thân có hoặc không. Miễn sao các bạn đưa ra được lập luận và lý lẽ thuyết phục.
- Làm văn
Câu 1 (2.0 điểm)
Hình thức; 200 từ có mở, thân kết bài đảm bảo các ý chính để nghị luận cho đề bài đề ra.
Nội dung:
Giới thiệu đề tài:
Nêu ra vấn đề, dẫn dắt đề tài
Đưa ra quan điểm bản thân
Bàn luận vấn đề:
Giải quyết vấn đề: Khái niệm anh hùng là gì?
- Là người và hành động dựa trên lý tưởng bản thân và sự kỳ vọng mọi người. Không ngại khó khăn, thử thách, nghịch cảnh mà luôn làm những điều tốt đẹp cho xã hội.
- Anh hùng là danh từ hiểu là người lập nên công trạng to lớn với nhân dân. Về động từ chỉ các hành động anh hùng. Từ này được sử dụng với nghĩa tốt để tuyên dương các cá nhân, tập thể hoặc hành động nào đó.
Hành động của anh hùng giữa đời thường:
- Không cần quá to tát như giải cứu nhân loại hay thế giới viển vông như trong phim. Mà nó đơn giản là những cử chỉ tốt đẹp mà chúng ta đối xử với nhau hằng ngày. Mong muốn đem lòng tốt của bản thân cho mọi người.
Quan điểm của bản thân (Thể hiện quan điểm của mình)
Liên hệ thực tế:
- Trong tình hình dịch Covid-19 diễn ra phức tạp, có nhiều nhà hảo tâm làm cơm, phục vụ y bác sỹ bệnh viện, động viên tinh thần những người y bác sỹ nơi tuyến đầu chống dịch.
- Những nhà hảo tâm chung tay chung sức trong những ngày cách lý.
- Những anh bộ đội, công an sẵn sàng nhường chỗ ở, nhường xuất cơm cho người cách lý mà bản thân mình thì nằm đường, ăn bánh mì, ăn mì tôm….
- Tất cả những hành động của họ đều xuất phát từ cái tâm, không màng lợi ích.
Hành động nhỏ làm nên những người anh hùng mà ta thường bắt gặp:
- Sẵn sàng chia đồ ăn cho người khác dù mình không giàu sang.
- Giúp đỡ người nghèo, người già, người khuyết tật.
- Là lời động viên, khích lệ những người đang bi quan, giúp họ có cái nhìn khác với cuộc sống khó khăn ở hiện tại
Tổng kết vấn đề
Đúc kết lại suy nghĩ của em
Có thể mở rộng và liên hệ bản thân.
Câu 2 (5.0 điểm)
Bài viết tham khảo
Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm. Nhà văn Tô Hoài xây dựng và phân tích tâm lý nhân vật Mị đây là tài năng và thành công của ông.
Thân bài: Diễn biến tâm trạng của Mị trong đêm tình mùa xuân
Sơ lược về nhân vật Mị
Mị là cô gái người Mông trẻ trung, hồn nhiên, có tài thổi sáo “thổi lá cũng hay như thổi sáo có biết bao nhiêu người mê”
Mị đã từng yêu, từng được yêu, luôn khao khát đi theo tiếng gọi của tình yêu.
Hiếu thảo, chăm chỉ, ý thức được giá trị cuộc sống tự do nên sẵn sàng làm nương ngô trả nợ thay cho bố.
=> Mị là người phụ nữ xinh đẹp, có tài năng, có nhân phẩm cao đẹp nhưng lại có cuộc sống thống khổ.
Phân tích tâm trạng Mị trong đêm mùa xuân.
- Trở thành người phụ nữ vô hồn trong đêm mùa xuân: Bị đánh đập, đày đọa, áp chế. Kiếp sống của Mị chẳng khác nào kiếp sống con trâu, con ngựa trong nhà thống lí Pá Tra. Tuy nhiên, sức sống trong Mị chưa hoàn toàn lụi tắt. Mỗi khi bước vào buồng, Mị lại ngồi xuống giường trông ra cửa sổ. Điều ấy cho thấy Mị luôn hướng ra bên ngoài, ẩn chứa một khát khao, dù khá mong manh và mơ hồ. Sức sống có thể bị dập tắt vĩnh viễn, nhưng cũng có thể sẽ trỗi dậy khi có điều kiện.
- Sự tác động của bối cảnh bên ngoài :
- Thiên nhiên mùa xuân tác động đến Mị: Không gian rộn ràng của đất trời mùa xuân đối lập với căn phòng yên tĩnh , nhỏ bé của Mị.Chúng gợi cho Mị nhớ lại thời xa xưa. Ngày xưa, Tết Mị uống rượu. Bây giờ, Mị cũng uống rượu. Rồi Mị say.
- Chất men đánh thức phần đời đã mất của Mị. Uống rượu Mị được sống về những ngày xưa.
- Sự đối lập giữa hoàn cảnh đêm xuân, giữa thế giới được đánh thức với cuộc sống thực tại: Khi say, Mị nhớ và sống lại với ngày xưa, nhưng thực ra, Mị vẫn đang ở nhà thống lý Pá Tra. Mị vẫn đang sống kiếp đoạ đày với A Sử. Sự đối lập giữa một bên là hạnh phúc tuổi trẻ với một bên là kiếp sống trâu ngựa đã khiến Mị suy nghĩ đến việc kết liễu đời mình như ngày mới về làm dâu nhà thống lý. Mị lại ước gì có nắm lá ngón trong tay, Mị sẽ ăn cho chết ngay chứ không buồn nhớ lại nữa. Càng nhớ lại chỉ thấy nước mặt ứa ra. Ôi chao, tiếng sáo ấy, tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường. Mị đang muốn quên đi, Mị không muốn nhớ lại cái ngày trước mà không được. Tiếng sáo ấy lửng lơ, tiếng sáo ấy làm Mị thiết tha bổi hổi. Mị muốn đi chơi. Mị muốn thoát ra ngoài cái ô cửa ô mờ đục, trăng trắng này!
- Mị giải thoát bằng cách bỏ nhà đi chơi như những người trẻ. Mị đã ý định giải thoát một cách lặng lẽ mà mãnh liệt: Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng… Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt ở trong vách… Mị rút thêm cái áo. Mị làm tất cả, thật bình thản và quyết liệt như ngày xưa, khi trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo.
- Ý đinh giải thoát của Mị không thành công.
Nghệ thuật:
Tô Hoài xây dựng nhân vật Mị với nhiều điểm nghệ thuật đặc sắc.
Giới thiệu nhân vật tự nhiên mà ấn tượng, kể chuyện ngắn gọn, dẫn dắt tình tiết khéo léo.
Tâm trạng và hành động khá phức tạp của Mị được diễn tả, lí giải một cách cụ thể, hợp lí.
Biệt tài miêu tả thiên nhiên và phong tục, tập quán của người dân miền núi.
Ngôn ngữ kể chuyện sinh động, chọn lọc, sáng tạo, câu văn giàu tính tạo hình, đậm chất thơ.
Kết luận
Sự trỗi dậy của Mị không thành công. Mị không thể thoát khỏi căn nhà ấy.
Thành công của nhà văn là khắc họa một nhân vật sống chủ yếu bằng tâm trạng.
Hẳn Tô Hoài đã đặt cả tấm lòng của mình vào tâm trạng của Mị, để người đọc dõi theo tâm trạng ấy, khi tha thiết, khi nghẹn ngào xót xa.
Trích: Sưu tầm