Bạn có nên chọn ngành đầu bếp hay không?
Bạn đam mê trở thành một đầu bếp giỏi, nhưng bạn lại đứng trước những áp lực của công việc, những khó khăn mà khiến bạn chùn bước không dám tự tin theo học. Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết này để lý giải có nên chọn ngành đầu bếp không nhé!
Ngành đầu bếp là gì?
Ngành đầu bếp là một khái niệm rộng. Và những người làm nghề đầu bếp có nhiệm vụ chính là nấu ăn, làm kế hoạch trình đơn, là người có kỹ năng và kinh nghiệm nấu nướng hoặc giữ vai trò giám sát trong nhà bếp….
Là một đầu bếp bạn luôn phải thể hiện rõ mình là người đầu bếp chuyên nghiệp. Bạn phải phụ trách các công việc như tạo menu, xác định chi phí, giá cả trong menu, thiết lập và quản lý tất cả các khía cạnh của nhà bếp, theo dõi hàng tồn kho, đặt hàng thực phẩm, tuyển dụng nhân sự…
Như vậy nếu thực sự muốn trở thành một người đầu bếp chuyên nghiệp, bạn phải hiểu đây là một ngành không thể vội vàng, dù cho bạn có qua trường lớp dạy nấu ăn hay không thì điều quan trọng bạn phải có kinh nghiệm.Và kinh nghiệm lấy từ đâu ra? Đó là từ quá trình trải nghiệm, tích lũy kiến thức và thực hành các món ăn ngon…
Những triển vọng nghề nghiệp của ngành kỹ thuật chế biến món ăn
Ngành đầu bếp xưa kia không được chú trọng nhưng trong thời buổi xã hội hiện đại như ngày nay thì hết sức được quan tâm. Cùng với sự phát triển của các ngành thương mại, du lịch, nhà hàng khách sạn mọc lên rất nhiều thì các bạn lựa chọn học nghề nấu ăn sẽ dễ dàng mở rộng cơ hội nghề nghiệp.
Hơn thế, đây là một trong những ngành học mà sau khi ra trường thì tỉ lệ thất nghiệp ít nhất. Bạn có thể tìm kiếm được việc làm ngay tại những môi trường làm việc như:
- Nhà hàng
- Khách sạn 5 sao
- Tiệm bánh
- Khu du lịch, khu nghỉ dưỡng
- Tại các trường học, bệnh viện…
Những công việc hằng ngày của người đầu bếp là gì?
Ngành đầu bếp đặc thù hơn những ngành khác nó đòi hỏi sự tỉ mẩn, kiên trì và khéo léo, những người đầu bếp phải chuẩn bị cho ra lò những món ăn mới, hấp dẫn, bắt mắt để thu hút thực khách đó là những yếu tố đầu tiên. Và những công việc của họ phải làm hằng ngày là:
- Chuẩn bị nguyên liệu, thiết bị, vật dụng cần thiết cho quá trình chế biến món ăn, làm sạch các thiết bị này cũng như khu vực bếp đứng.
- Đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, chọn các nguyên liệu sạch sẽ, có xuất xứ, hạn sử dụng rõ ràng.
- Thực hiện công tác chiên rán, quay, nướng, hấp các món ăn
- Trình bày các món ăn đẹp mắt.
- Nhận và bảo quản các đồ thực phẩm.
- Đào tạo và giám sát các nhân viên nấu ăn khác.
Những yếu tố cần thiết khi học ngành đầu bếp là gì?
Niềm đam mê: Học bất cứ ngành gì thì điều đầu tiên cần thiết nhất là niềm đam mê, đây là yếu tố giúp bạn vượt qua những khó khăn, theo đuổi suốt quá trình và làm việc sau này. Bởi đây là một công việc chịu khá nhiều áp lực. Trong quá trình làm việc căng thẳng và suốt ngày chỉ quanh quẩn quanh các bếp núc nếu không vì đam mê bạn sẽ dễ dàng từ bỏ.
Kiến thức chuyên môn: Học nấu ăn đòi hỏi kiến thức chuyên môn phải giỏi, không chỉ nấu ăn với hàng ngàn công việc khác tưởng chừng như đơn giản nhưng không phải ai cũng làm được như hướng dẫn khách cách ăn uống, tính toán, chế biến và bất cứ trong hoàn cảnh nào thì bạn cũng phải niềm nở…
Kỹ năng sáng tạo, linh hoạt: Người đầu bếp luôn phải ý thức được sự thay đổi trong việc trang trí, chế biến món ăn. Những người có bằng cấp chưa hẳn đã làm được điều này. Đây là yếu tố lý giải vì sao ngành này không đòi hỏi bằng cấp.
Như vậy thông qua bài viết này các bạn tự lý giải được cho mình có nên học ngành đầu bếp hay không, và xem xét mình có đủ yếu tố để theo học hay không. Chúc các bạn thành công và đủ kiên trì để theo đuổi đam mê của mình.