Cách học tiếng Trung dễ nhớ | Học tiếng Trung không hề khó
Tiếng Trung là ngôn ngữ được nhiều người theo học bởi tính phổ biến và ứng dụng cao của nó. Đối với những người học tiếng Trung, phần khó học nhất chính là chữ viết bởi đây là ngôn ngữ sử dụng chữ viết tượng hình. Vậy làm thế nào để học chữ Hán dễ nhớ chính là vấn đề được nhiều người quan tâm. Bài viết dưới đây xin chia sẻ đến bạn đọc những cách học tiếng Trung dễ nhớ mà lại rất hiệu quả.
Tập viết chữ mỗi ngày
Tiếng Trung có khoảng 50000 từ, trên thực tế ngay cả những người Trung Quốc cũng không thể biết hết được. Chúng ta thường có thói quen học nhồi nhét quá nhiều từ vựng vào đầu, nhưng thực tế kiểu nhồi nhét này không đem lại hiệu quả và dẫn đến tình trạng học trước quên sau. Để học tốt. bạn chỉ cần học khoảng 1500 từ là có thể thoải mái giao tiếp. Nếu muốn đọc và viết tiếng Trung nhanh thì hãy tập trung vào những từ thông dụng nhất. Đặt mục tiêu ngắn hạn cho bản thân mỗi ngày, ví dụ: học thuộc và viết được 10 từ mới mỗi ngày. Quá trình học cần sự chăm chỉ rèn luyện mỗi ngày mới đạt hiệu quả.
Bạn có thể sử dụng Flashcard để học nhớ và viết các từ. Chọn ra khoảng 1500 từ hữu dụng nhất và in ra, mỗi từ nên bao gồm phần chữ Hán ( phồn thể hoặc giản thể), phần pinyin và phần dịch tiếng Việt (có thể thêm dịch tiếng Anh nếu bạn có nhu cầu ôn luyện).
Học tiếng Trung bằng phương pháp chiết tự ( Bộ thủ)
Chữ Hán là chữ tượng hình được chia làm hai loại và chữ đơn thể và chữ hợp thể. Chữ hợp thể chiếm đa số trong tiếng Trung và có kết cấu – phải, trên – dưới, ngoài – trong, một phần biểu nghĩa, một phần biểu âm đọc. Từ đó chỉ cần nhìn chữ chúng ta sẽ có thể đoán được nghĩa và cách đọc của từ.
Học các bộ thủ là phương pháp đơn giản nhưng khá hiệu quả. Khi chúng ta không biết cách đọc một từ thì có thể dựa vào bộ thủ để tra nghĩa và cách đọc của từ ấy. Vì chữ hợp thể chiếm phần lớn trong tiếng Trung nên chúng thường được ghép từ hai hoặc nhiều bộ thủ với nhau. Đây là phương pháp chiết tự (phân tích chữ) giúp người học nhớ chữ Hán nhanh và hiệu quả. Tiếng Trung gồm 214 bộ thủ, tuy nhiên bạn chỉ cần học 50 bộ thủ cơ bản là có thể sử dụng tiếng Trung dễ dàng.
Một số ví dụ về chiết tự như:
– Chữ 安 (Ān) An: An toàn.
Ở trên là bộ MIÊN ‘宀’: mái nhà, mái che.
Ở dưới là bộ NỮ: ‘女’: người phụ nữ.
Vậy bạn chỉ cần nhớ là: Người phụ nữ ở dưới trong nhà thì rất “AN” toàn.
Mỗi bộ thủ đều mang một ý nghĩa riêng, vì vậy chúng ta nên chú tâm học thuộc các bộ thủ để giúp ích cho việc học chữ Trung Quốc của chúng ta.
Ghi nhớ chữ tượng hình
Trong bộ chứ Hán có những chữ mô phỏng theo hình dáng của sự vật, là những hình vẽ, kiểu phác thảo có thể thấy bằng mắt như: Mặt trăng “月”, mặt trời “日”, nước “水”…Tính chuất tượng hình của chữ Hán nằm ở chữ độc thể, cũng là các bộ chữ, tạo trực quan sinh động và dễ nhớ cho người học.
Học tiếng Trung qua bài hát, phim ảnh, kênh tin tức
Đây là cách học tiếng Trung dễ nhớ vừa giúp người học giải trí, vừa học được kiến thức khá phổ biến. Hãy chọn cho mình những bài hát, bộ phim có nội dung gần gũi và sử dụng những từ ngữ đơn giản nhất rồi học theo và bắt chước. Khi học ngoại ngữ, điều quan trọng là phải biết bắt chước sao cho hiệu quả. Nên chọn những bài hát, bộ phim với các câu từ đơn giản trước rồi hãy chuyển sang xem các kênh tin tức, báo đài để nghe phát âm chuẩn và mang tính “cường điệu” hơn. Bạn hãy bắt chước theo diễn viên từng câu, từ phát âm, thanh điệu. Thậm chí có thể diễn theo biểu cảm của họ để có cảm hứng học.
Kết bạn với những người có cùng đam mê
Học tiếng Trung đòi hỏi bạn phải nói và giao tiếp nhiều thì mới có hiệu quả. Việc giao tiếp với người thực sẽ tốt hơn việc tự học và giao tiếp với tài liệu rất nhiều. Nếu có thể, hãy tìm cho mình một người bạn ngoại quốc để vừa có thể luyện khẩu ngữ, vừa có thể nhờ bạn giúp mình học tập. Hoặc tham gia các hoạt động ngoại khóa, các câu lạc bộ tiếng Trung hoặc kết bạn với những người bạn có cùng đam mê học tiếng Trung để trau dồi khả năng của mình. Không nên sợ sai mà ngại nói bởi có nói sai thì bạn mới được chỉ ra lỗi sai và sửa sai để tiến bộ. Còn nếu không thì bạn có thể luyện nói ở nhà, đứng trước gương, diễn đạt, thuyết trình các chủ đề mà bạn chuẩn bị trước.