Chương trình đào tạo ngành ngôn ngữ Nhật
Ngành Ngôn ngữ Nhật là một trong những ngôn ngữ đang được ưa chuộng nhất tại khu vực châu Á và trở thành ngôn ngữ “hot” của các bạn trẻ đam mê ngoại ngữ. Và riêng tại Việt Nam, việc học ngành Ngôn ngữ Nhật được coi là một hướng đi đầy triển vọng và thành công trong xu thế hợp tác phát triển kinh tế Việt – Nhật ngày càng được mở rộng.
A.Tìm hiểu ngành Ngôn ngữ Nhật
Ngành ngôn ngữ Nhật là gì? Nó là ngành học nghiên cứu về phương pháp và kỹ năng học tiếng Nhật trong công việc và cuộc sống. Bên cạnh đó, nghiên cứu về lịch sử, văn hóa, con người của đất nước được mệnh danh là “xứ sở hoa anh đào”.
Và chương trình đào tạo ngành ngôn ngữ Nhật mang đến cho sinh viên cơ hội được đào tạo chuyên sâu về tiếng Nhật, bao gồm: cách phát âm, từ vựng, ngữ pháp, chữ viết, văn phong… và trang bị thêm kiến thức về con người, kinh tế, văn hóa Nhật Bản, giúp sinh viên có được lợi thế trong công việc sau khi tốt nghiệp.
Đồng thời trang bị cho sinh viên đầy đủ những kỹ năng: Giao tiếp, đàm phán, kỹ năng quản lý, quản trị, thương lượng giải quyết vấn đề… Thông qua đó các bạn sinh viên được rèn luyện các quy tắc giao tiếp bạn bè, đồng nghiệp..
Các chuyên ngành Ngôn ngữ Nhật
Tùy vào từng mục tiêu đào tạo của từng trường đại học mà ngành Ngôn ngữ Nhật có thể được chia thành các chuyên ngành như: Tiếng Nhật kinh tế – thương mại, Tiếng Nhật biên phiên dịch – du lịch, Giảng dạy tiếng Nhật…
Tiếng Nhật kinh tế – thương mại: Và đây là chuyên ngành gắn liền với việc nghiên cứu hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp Nhật Bản, thuật ngữ chuyên ngành kinh tế. Đồng thời các môn học của chuyên ngành là: Văn hóa kinh doanh Nhật Bản, Nghiệp vụ ngoại thương, Đàm thoại thương mại bằng tiếng Nhật, Kỹ năng viết email bằng tiếng Nhật…
Tiếng Nhật biên phiên dịch – du lịch: Các môn học nền tảng trong chuyên ngành này gồm: Văn hóa kinh doanh Nhật Bản, Lý thuyết biên phiên dịch tiếng Nhật, Kỹ thuật biên phiên dịch tiếng Nhật, Hướng dẫn du lịch bằng tiếng Nhật…
Giảng dạy tiếng Nhật: Chuyên ngành này trang bị cho sinh viên khả năng giao tiếp tiếng Nhật thành thạo, có kiến thức về tiếng Nhật sư phạm để giảng dạy tại các trường, trung tâm ngoại ngữ. Các môn học của chuyên ngành Giảng dạy tiếng Nhật gồm: Đất nước học Nhật Bản, Văn hóa kinh doanh Nhật Bản, Lý luận dạy học, Phương pháp dạy tiếng Nhật, Thực hành giảng dạy tiếng Nhật…
Chương trình đào tạo ngành ngôn ngữ Nhật
I | Khối kiến thức chung (Không tính các môn học từ số 9 đến số 11) |
1 | Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin 1 |
2 | Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin 2 |
3 | Tư tưởng Hồ Chí Minh |
4 | Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam |
5 | Tin học cơ sở 2 |
6 | Ngoại ngữ cơ sở 1 |
7 | Ngoại ngữ cơ sở 2 |
8 | Ngoại ngữ cơ sở 3 |
9 | Giáo dục thể chất |
10 | Giáo dục quốc phòng-an ninh |
11 | Kỹ năng bổ trợ |
II | Khối kiến thức chung theo lĩnh vực |
12 | Địa lý đại cương |
13 | Môi trường và phát triển |
14 | Thống kê cho khoa học xã hội |
15 | Toán cao cấp |
16 | Xác suất thống kê |
III | Khối kiến thức chung của khối ngành |
III.1 | Bắt buộc |
17 | Cơ sở văn hoá Việt Nam |
18 | Nhập môn Việt ngữ học |
III.2 | Tự chọn |
19 | Tiếng Việt thực hành |
20 | Phương pháp luận nghiên cứu khoa học |
21 | Logic học đại cương |
22 | Tư duy phê phán |
23 | Cảm thụ nghệ thuật |
24 | Lịch sử văn minh thế giới |
25 | Văn hóa các nước ASEAN |
IV | Khối kiến thức chung của nhóm ngành |
IV.1 | Khối kiến thức Ngôn ngữ – Văn hóa |
IV.1.1 | Bắt buộc |
26 | Ngôn ngữ học tiếng Nhật1 |
27 | Ngôn ngữ học tiếng Nhật2 |
28 | Đất nước học Nhật Bản 1 |
29 | Giao tiếp liên văn hóa |
IV.1.2 | Tự chọn |
30 | Hán tự học tiếng Nhật |
31 | Ngữ dụng học tiếng Nhật |
32 | Ngôn ngữ học đối chiếu |
33 | Phân tích diễn ngôn |
34 | Ngữ pháp chức năng |
35 | Văn học Nhật Bản 1 |
36 | Đất nước học Nhật Bản 2 |
37 | Văn học Nhật Bản 2 |
38 | Nhập môn văn hóa các nước Châu Á |
IV.2 | Khối kiến thức tiếng |
39 | Tiếng Nhật 1A |
40 | Tiếng Nhật 1B |
41 | Tiếng Nhật 2A |
42 | Tiếng Nhật 2B |
43 | Tiếng Nhật 3A |
44 | Tiếng Nhật 3B |
45 | Tiếng Nhật 4A |
46 | Tiếng Nhật 4B |
47 | Tiếng Nhật 3C |
48 | Tiếng Nhật 4C |
V | Khối kiến thức ngành và bổ trợ |
V.1 | Định hướng chuyên ngành Tiếng Nhật phiên dịch |
V.1.1 | Bắt buộc |
49 | Phiên dịch |
50 | Biên dịch |
51 | Lý thuyết dịch |
52 | Phiên dịch nâng cao |
53 | Biên dịch nâng cao |
54 | Kỹ năng nghiệp vụ biên phiên dịch |
V.1.2 | Tự chọn |
V.1.2.1 | Các môn học chuyên sâu |
55 | Phiên dịch chuyên ngành |
56 | Biên dịch chuyên ngành |
57 | Công nghệ trong dịch thuật |
58 | Phân tích đánh giá bản dịch |
59 | Kỹ năng viết văn bản |
60 | Kỹ năng thuyết trình |
61 | Kỹ năng phân tích và xử lý thông tin |
62 | Kỹ năng giao tiếp |
V.1.2.2 | Các môn học bổ trợ |
63 | Nhập môn tiếng Nhật chuyên ngành |
64 | Tiếng Nhật tài chính – ngân hàng |
65 | Tiếng Nhật quản trị – kinh doanh |
66 | Tiếng Nhật y học |
67 | Tiếng Nhật luật pháp |
68 | Tiếng Nhật hành chính – văn phòng |
69 | Tiếng Nhật văn hóa – nghệ thuật |
70 | Tiếng Nhật kiến trúc – xây dựng |
71 | Tiếng Nhật công nghệ thông tin |
V.2 | Định hướng chuyên ngành Nhật Bản học |
V.2.1 | Bắt buộc |
72 | Phiên dịch |
73 | Biên dịch |
74 | Lịch sử Nhật Bản |
75 | Dẫn luận kinh tế Nhật Bản |
76 | Xã hội Nhật Bản đương đại |
77 | Nhập môn Nhật Bản học |
V.2.2 | Tự chọn |
V.2.2.1 | Các môn học chuyên sâu |
78 | Văn hóa truyền thống Nhật Bản |
79 | Nghệ thuật Nhật Bản |
80 | Lịch sử tiếng Nhật |
81 | Hệ thống giáo dục Nhật Bản |
82 | Nhập môn luật Nhật Bản |
V.2.2.2 | Các môn học bổ trợ |
83 | Văn học Nhật Bản đương đại |
84 | Văn hóa kinh doanh Nhật Bản |
85 | Kỹ năng thuyết trình |
86 | Kỹ năng phân tích và xử lý thông tin |
87 | Nhập môn tiếng Nhật chuyên ngành |
V.3 | Định hướng chuyên ngành Tiếng Nhật-Kinh tế |
V.3.1 | Bắt buộc |
88 | Phiên dịch |
89 | Biên dịch |
90 | Tiếng Nhật kinh tế |
91 | Kinh tế vi mô |
92 | Kinh tế vĩ mô |
93 | Tiền tệ ngân hàng |
V.3.2 | Tự chọn |
V.3.2.1 | Các môn học chuyên sâu |
94 | Tiếng Nhật kinh tế nâng cao |
95 | Tiếng Nhật tài chính – ngân hàng |
96 | Tiếng Nhật quản trị – kinh doanh |
97 | Dẫn luận kinh tế Châu Á |
98 | Dẫn luận kinh tế Đông Nam Á |
99 | Dẫn luận kinh tế Nhật Bản |
100 | Luật kinh tế quốc tế |
V.3.2.2 | Các môn học bổ trợ |
101 | Quản trị học |
102 | Kinh tế quốc tế |
103 | Nhập môn Marketing |
104 | Nguyên lý kế toán |
105 | Kinh tế phát triển |
V. 4 | Định hướng chuyên ngành Tiếng Nhật-Du lịch |
V.4.1 | Bắt buộc |
106 | Phiên dịch |
107 | Biên dịch |
108 | Tiếng Nhật du lịch |
109 | Nhập môn khoa học du lịch |
110 | Kinh tế du lịch |
111 | Giao tiếp và lễ tân ngoại giao |
V.4.2 | Tự chọn |
V.4.2.1 | Các môn học chuyên sâu |
112 | Tiếng Nhật du lịch nâng cao |
113 | Kinh tế du lịch Nhật Bản |
114 | Nghiệp vụ du lịch – khách sạn |
115 | Kỹ năng thuyết trình |
116 | Kỹ năng giao tiếp |
V.4.2.2 | Các môn học bổ trợ |
117 | Đất nước học Việt Nam |
118 | Lịch sử – văn hóa Việt Nam |
V.5 | Khối kiến thức thực tập và tốt nghiệp |
119 | Thực tập |
120 | Khoá luận tốt nghiệp hoặc 2 trong số các học phần tự chọn của IV hoặc V |
Theo Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội
Như vậy, thông qua bài viết này các bạn sinh viên nắm rõ hơn về ngành ngôn ngữ Nhật học nhưng môn gì? Chương trình đào tạo ngành ngôn ngữ Nhật là gì? Từ đó hãy lên kế hoạch để học tập thật tốt.