Đăng ký nguyện vọng như nào để dễ đỗ Đại học nhất?

Các bạn sỹ tử đang băn khoăn trong cách đăng ký nguyện vọng cho mùa tuyển sinh 2020 sắp diễn ra, và nhiều bạn còn vướng nhiều sai sót sẽ dẫn tới hậu quả là bạn trượt các nguyện vọng. Vậy hãy cùng theo dõi bài viết này chúng tôi sẽ mách bạn cách đăng ký nguyện vọng ĐH đỗ ngay. 

Đăng ký học ngoại ngữ ngay tại đây để có những cơ hội nghề nghiệp tốt trong tương lai

Nguyện vọng xét tuyển
Thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển ĐH

 

Nguyện vọng xét tuyển ĐH là gì?

Trước khi đăng ký nguyện vọng thì chúng ta cùng tìm hiểu khái niệm nguyện vọng xét tuyển đại học là gì? Khi đăng ký dự thi THPT các bạn đều có nhu cầu sử dụng điểm thi để xét tuyển ĐH thì sẽ đăng ký nguyện vọng trong tờ phiếu đó. Trong số các nguyện vọng thì nguyện vọng cao nhất là nguyện vọng 1 sau đó đến lần lượt nguyện vọng 2 ,3,4,5…Số lượng nguyện vọng tùy thuộc vào mỗi bạn sỹ tử mong muốn cũng như học lực của từng thí sinh. Theo thống kê trong kỳ thi 2019 có thí sinh đăng ký tới 20 nguyện vọng. 

Tuy nhiên mỗi thí sinh chỉ cần nắm rõ nguyên tắc và năng lực của mình thì chỉ cần đăng ký 5,6 nguyện vọng là đã có cơ hội trúng tuyển. 

Ngoài xét nguyện vọng, bạn cũng có thể sử dụng thêm nhiều phương thức tuyển sinh khác để tăng cơ hội vào ĐH như xét học bạ, thi đánh giá năng lực, tuyển thẳng… 

Cách đăng ký nguyện vọng dễ đỗ

  1. Lưu ý: 
  • Thí sinh phải đăng ký nguyện vọng theo thứ tự ngành yêu thích và trường yêu thích. Vì nếu nguyện vọng 1 đã trúng tuyển thì các nguyện vọng 2,3,4 sẽ không được xét trúng tuyển cho dù thí sinh có mức điểm cao hơn điểm đầu vào của trường đó.
  • Phải chọn đúng ngành yêu thích, không nên vì trường yêu thích mà lựa chọn ngành dễ đậu nhưng lại không muốn theo học.
  • Thí sinh nên đăng ký đủ 3 nhóm trường đều có ngành mình yêu thích: nhóm trường cao hơn năng lực, nhóm trường vừa tầm với năng lực và nhóm trường thấp hơn với năng lực để đảm bảo cơ hội trúng tuyển. 
  1. Hướng dẫn đăng ký nguyện vọng để dễ đỗ Đại học

Thí sinh có thể đăng ký xét tuyển theo các bước gợi ý như sau: 

Bước 1: Lập bảng danh sách các trường, các ngành mình đang quan tâm (nên căn cứ vào sự yêu thích, thế mạnh, cơ hội việc làm, phẩm chất cần có cũng như khả năng thực sự của mình…)

Bước 2: Lựa chọn ra tầm 6 ngành/trường mà có điểm chuẩn năm trước dao động quanh điểm thi của mình (có thể dựa vào điểm trung bình của những đợt thi thử, năng lực học do bản thân tự đánh giá…). 

Bước 3: Loại ra khỏi danh sách những trường có điểm chuẩn các năm trước quá cao so với điểm của bạn.

Bước 4: Sắp xếp thứ tự các nguyện vọng ngành/trường theo sự ưa thích của bạn, ngành/trường nào yêu thích nhất để nguyện vọng 1, yêu thích vừa phải để nguyện vọng 2… Nếu không trúng tuyển nguyện vọng 1 hay 2, thí sinh vẫn còn tiếp tục có cơ hội xét tuyển các NV3, NV4, NV5 … bình đẳng với tất cả các thí sinh có cùng ngành/trường xét tuyển. Thí sinh dù đăng ký ở các thứ tự nguyện vọng khác nhau vào một ngành thì đều được xét như nhau.

Ví dụ, một thí sinh đạt 20 điểm vẫn có thể đăng ký như sau:

– NV1 vào ngành có điểm chuẩn năm ngoái là 22.

– NV2 vào ngành có điểm chuẩn năm ngoái là 21.

– NV3 vào ngành có điểm chuẩn năm ngoái là 20.

– NV4 vào ngành có điểm chuẩn năm ngoái là 19.

– NV5 vào ngành có điểm chuẩn năm ngoái là 18.

– NV6 vào ngành có điểm chuẩn năm ngoái là 17

Hãy chắc chắn rằng có 1 vài nguyện vọng vào những ngành/trường có điểm chuẩn các năm thấp hơn điểm của mình để đảm bảo cơ hội đỗ đại học. Chúc các bạn có một mùa thi thật tốt, đạt những kết quả cao như mình mong đợi. 

Nguồn: Sưu tầm 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

© Trường Cao Đẳng Ngoại Ngữ Và Công Nghệ Việt Nam